Toàn bộ hoạt động của Smart Contract được thực hiện một cách tự động và không có sự can thiệp từ bên ngoài, hay thông qua một bên thứ ba trung gian. Những giao dịch được thực hiện bằng các hợp đồng thông minh rất minh bạch, có thể dễ dàng truy xuất được và không thể bị can thiệp hoặc đảo chiều. Các điều khoản trong Smart Contract tương đương với một hợp đồng có pháp lý và được ghi lại dưới ngôn ngữ của lập trình.
Điểm nổi bật nhất của Smart Contract là cho phép hai bên tham gia thực hiện hợp đồng một cách chính xác, an toàn và nhanh chóng; mà không cần các bên biết nhau từ trước, cũng không cần phải gặp trực tiếp để có thể làm việc với nhau, hay một bên trung gian thứ ba mà chỉ cần có kết nối Internet. Khái niệm về Smart Contract được biết đến lần đầu tiên năm bởi Nick Szabo vào 1993.
Tại thời điểm đó ông đã nêu ra những nguyên tắc hoạt động chính, nhưng cũng ở thời điểm ấy thì vẫn chưa có đủ công nghệ và môi trường thích hợp để hiện thực hóa nó. Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi với sự ra đời và phát triển của công nghệ Blockchain.
Bitcoin đã đặt ra những nền tảng cơ bản cho việc thiết lập hợp đồng thông minh trên Blockchain hay gọi tắt là “Smart Contract Blockchain”. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thể thỏa mãn mọi yêu cầu về hợp đồng thông minh. Chỉ đến khi Ethereum và Smart Contract Ethereum xuất hiện thì ý tưởng smart contract mới được phổ biến đến cho mọi người dùng, cung cấp cho ta thêm một phương thức mới để thiết lập hợp đồng.
Đọc thêm: Tìm hiểu về Internet Of Thing (IOT)
Cơ chế hoạt động của các Smart Contract có thể nói là giống như với một chiếc máy bán hàng tự động. Có nghĩa là chúng chỉ tự động thực hiện những điều khoản đã được lập trình sẵn từ trước khi được điều khoản đó đã đáp ứng đủ những yêu cầu cần thiết.
Đầu tiên, các điều khoản trong hợp đồng sẽ được viết bằng ngôn ngữ lập trình, sau đó được mã hóa và chuyển vào một block thuộc Blockchain. Sau khi chuyển vào block, Smart Contract này sẽ được phân phối và sao chép lại bởi các node đang hoạt động trên nền tảng đó.
Sau khi có nhận lệnh triển khai thì hợp đồng sẽ được triển khai theo đúng như điều khoản định sẵn. Đồng thời, Smart Contract cũng sẽ tự động kiểm tra quá trình thực hiện những cam kết, điều khoản được nêu trong hợp đồng.
Ví dụ để bạn dễ hiểu hơn:
Giả dụ bạn muốn thuê một căn hộ từ tôi. Bạn có thể trả tiền thuê nhà bằng tiền điện tử qua Blockchain. Sau đó biên nhận sẽ được đưa vào một bản hợp đồng thông minh của chúng tôi; Tôi sẽ đưa bạn mật mã vào căn hộ vào một ngày nhất định. Nếu mật mã đó không đến đúng thời hạn giữa 2 bên thống nhất, hợp đồng thông minh sẽ trả lại tiền. Nếu nó đến trước hạn, hệ thống sẽ giữ lại cả tiền và mật mã cho đến kì hạn. Hệ thống hoạt động dựa trên mệnh đề “If – Then” và được giám sát bởi hàng trăm người, vì vậy sẽ không thể có lỗi sai xảy ra trong việc giao nhận.
Smart Contract là một ứng dụng tận dụng tất cả những điểm mạnh của công nghệ Blockchain mang lại vì vậy nó có rất nhiều lợi ích, dưới đây là các lợi ích chính của nó.
=> Thiết kế web chuẩn SEO là gì? 12 tiêu chí đánh giá website chuẩn seo
Để tạo nên một Smart Contract, bạn cần phải có những yếu cầu sau đây:
Theo ông Jerry Cuomo, phó chủ tịch về công nghệ Blockchain của công ty IBM, tin rằng Smart Contract – hợp đồng thông minh có thể sử dụng trong nhiều trường hợp, từ dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe đến bảo hiểm. Dưới đây là một số ví dụ về các ứng dụng của nó:
Việc thao tứng kết quả bầu cử là rất khó, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra, nhưng hợp đồng thông minh thì sẽ bao giờ có thể thao túng. Bởi vì những phiếu vote được bảo vệ bởi sổ cái sẽ cần được giải mã và cần phải có một quyền truy cập đủ mạnh để tiếp cận nó. Và sự thực là không ai nắm trong tay quyền lực như vậy trong blockchain.
Blockchain không chỉ cung cấp một sổ cái đáng tin cậy, mà còn loại bỏ những rủi ro nhờ vào một hệ thống tự động, minh bạch và chính xác. Thông thường, hoạt động kinh doanh thường không phải lúc nào cũng thuận lợi do phải đợi sự đồng thuận hay giải quyết các vấn đề bên ngoài và nội bộ. Sổ cái Blockchain sẽ giải quyết việc này.
Vào năm 2015, Tập đoàn Trust & Clearing (DTCC) đã sử dụng một sổ cái Blockchain để lưu trữ thông tin về tài sản chứng khoán trị giá 1.500 nghìn tỷ USD, đồng nghĩa với 345 triệu giao dịch.
Chuỗi cung ứng trong bất kì doanh nghiệp nào đều là một hệ thống kéo dài và gồm nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận đều có những công việc nhất định, mà phải làm tuần tự. Và phải được ghi lại để khi xảy ra phát sinh còn biết vấn đề ở đâu
Đây là một quá trình dài hơi và kém năng suất, nhưng với Smart Contract thì mỗi bộ phận tham gia đều có thể theo dõi tiến trình công việc để từ đó hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Smart contract bảo đảm tính minh bạch trong điều khoản hợp đồng, chống gian lận.
Nó còn có thể cung cấp cho ta khả năng giám sát quá trình cung ứng nếu như được tích hợp chung với Mạng lưới vạn vật kết nối bằng Internet (Internet of Things).
Với Smart Contract thì hồ sơ bệnh lý của người bệnh sẽ được mã hóa và lưu trữ trên Blockchain với một khóa riêng, chỉ những người có khóa đó mới có thể truy cập vào xem hồ sơ được. Đồng thời các hóa đơn cho các cuộc phẫu thuật được lưu trữ trên Blockchain và được tự động chuyển cho bên bảo hiểm. Sổ cái cũng có thể được sử dụng trong việc quản lý chăm sóc y tế, ví dụ như giám sát thuốc men, kết quả xét nghiệm và quản lý các nguồn cung y tế.
Bên cạnh đó Smart contract còn có vô vàn ứng dụng khác, ví dụ như trong quản lí, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, ........
Đọc thêm: Hợp đồng tương lai là gì? Ý nghĩa và cách thức hoạt động của nó.
Trên đây là bài viết “Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là gì? Cách hoạt động, Ứng dụng, Lợi ích của nó là gì?”, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều điều bổ ích về hợp đồng thông minh – Smart Contract. Nếu bạn còn thắc mắc nào hay muốn chia sẻ những kiến thức của bạn Smart Contract với VICO thì hãy liên hệ với chúng tôi ở dưới phần bình luận nhé, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn.