Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, Thương mại điện tử (E-commerce) là sự mua bán sản phẩm, dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh.
Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại.
Đọc thêm: 5 xu hướng công nghệ sẽ thống lĩnh ngành bán lẻ trên toàn cầu
Đối với thời đại 4.0 hiện nay thì lợi ích của thương mại điện tử là vô cùng to lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Những lợi ích phải kể đến như:
Một trong những lợi ích lớn nhất của TMĐT chính là khắc phục những hạn chế về địa lý. Việc xây dựng một trang web thương mại điện tử sẽ khiến cho những vấn đề về địa lý không còn là rào cản, có thể mua hàng xuyên quốc gia, khách hàng trên toàn thế giới đều có thể truy cập tới trang web của doanh nghiệp để tìm hiểu và tiến tới giao dịch. Ngoài ra, sự ra đời của thương mại điện tử cũng đem đến sự linh hoạt cho cả người tiêu dùng và chủ doanh nghiệp, chỉ cần có thiết bị di động hoặc một chiếc máy tính, các công việc quản lý và cả mua sắm đều có thể được thao tác ở mọi nơi.
Với mô hình thương mại truyền thống, mô hình kinh doanh qua các cửa hàng vật lý sẽ chỉ được thúc đẩy bởi độ nổi tiếng của thương hiệu và qua các mối quan hệ. Trong khi đó, thương mại điện tử sẽ cho phép điều khiển cả thông số về lưu lượng truy cập của khách hàng từ các công cụ tìm kiếm. Thói quen dễ nhìn nhận nhất là tìm kiếm qua Google về sản phẩm họ đang quan tâm và truy cập vào một trang web thương mại điện tử có sản phẩm đó mà họ có thể chưa bao giờ biết tới. Tập khách hàng sẽ không bị gò bó trong một khu vực nhất định và có thể được mở rộng tới các thị trường tiềm năng khác.
Nếu so sánh giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống chắc chắn chúng ta có thể thấy rằng chi phí của thương mại điện tử sẽ được tối ưu hơn rất nhiều. Thay vì phải trả vô vàn những chi phí về mặt bằng, dịch vụ, nhân sự vận hành, tiếp thị, quảng cáo truyền thống,.... thì khi sử dụng thương mại điện tử, lượng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.
Cụ thể những chi phí đó là:
Quảng cáo và tiếp thị: Quản lý lưu lượng truy cập công cụ tìm kiếm, trả tiền cho mỗi lần nhấp hay chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội chính là một số kênh quảng cáo có thể đem lại hiệu quả về chi phí.
Mặt bằng, bất động sản: Thay vì phải tìm mua hoặc thuê những mảnh đất có giá trị lớn để xây dựng một cửa hàng tại một khu vực nhất định, doanh nghiệp sẽ chỉ cần đầu tư một hạ tầng server nhất định để có thể lưu trữ thông tin của hệ thống thương mại điện tử với chi phí nhỏ hơn rất nhiều lần.
Nhân sự: Việc tự động hóa các quy trình làm việc ví dụ như thanh toán qua các cổng điện tử, quản lý hàng tồn kho và vận đơn… sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu được số lượng nhân viên cần thiết để vận hành và quản lý.
Ở cả của hàng vật lý vẫn sẽ luôn có các banner giới thiệu các chiến dịch giảm giá, tuy nhiên mô hình thương mại điện tử trực tuyến hỗ trợ phần chiến dịch cho nó thuận tiện hơn nhiều.
Thông qua hệ thống thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin liên hệ dưới dạng email, nên việc gửi cả email tự động và tùy chỉnh trở nên rất đơn giản. Hãy cho khách hàng biết về việc bán hàng, quảng bá sản phẩm mới hoặc chỉ cần đăng ký với khách hàng để liên lạc cá nhân với tất cả nỗ lực tối thiểu. Ngoài ra, các công cụ web như cookie cho phép tùy chỉnh cửa hàng vượt trội và phân tích hành vi người tiêu dùng.
Thời gian mở cửa của doanh nghiệp bây giờ là 24/7/365 vì các trang web thương mại điện tử có thể chạy mọi lúc. Trên quan điểm của thương gia, điều này sẽ giúp làm tăng số lượng đơn đặt hàng mà doanh nghiệp nhận được. Còn nếu xét trên quan điểm của khách hàng, một cửa hàng “luôn mở” sẽ luôn thuận tiện hơn.
Khi một cửa hàng vật lý phát triển, doanh nghiệp cần xem xét làm thế nào cửa hàng này phục vụ nhiều khách hàng hơn trong cùng một không gian nhỏ. Cần nhiều nhân viên hơn để tiến hành kiểm tra, nhiều tầng được sẽ cần được xây thêm để hình thành các gian hàng, hệ quả sẽ là người mua sắm cảm thấy đông đúc hơn khi cơ sở khách hàng và hàng tồn kho tăng lên.
Đọc thêm:
Thiết kế website thương mại điện tử
Thiết kế webiste sàn thương mại điện tử
Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến như sau:
Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (Business to Business);
Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (Business to Consumer);
Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (Business to Government);
Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (Consumer to Consumer);
Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (Government to Consumer).
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế (UNCTAD), TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,…
B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.
B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công.
C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.
G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v...
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại hình ứng dụng thương mại điện tử tại đây.
Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực. Đến cuối năm 2007, bốn trong số năm nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành, về cơ bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực lớn của đời sống xã hội.
Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về Thương mại điện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng.
Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, là điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật để thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong xã hội.
Ngày 23/2/2007,Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả; giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ.
Ngày 8/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được ban hành tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.
Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiếnhành trên môi trường internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển tiền, ...
Thanh toán điện tửđược sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và thanh toán qua mạng. Để thực hiện việc thanh toán, thì hệ thống máy chủ của siêu thị phải có được phầm mềm thanh toán trong website của mình.
Cũng như các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, quảng cao trên mạng khác hẳn với quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác vì nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Trên mạng mọi thứ đều có thể đưa vào quảng cáo, từ bố trí sản phẩm tới thiết kế các ảnh nền phía sau nội dung quảng cáo, làm cho logo hoặc bất cứ nhãn hiệu sản phẩm nào cũng trở nên nổi bật. Quảng cáo trên Internet cũng tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào đối tượng khách hàng của mình và giúp họ quảng cáo với đúng sở thích và thị hiếu người dùng. Ngoài ra, quảng cáo trên mạng còn là sự kết hợp của quảng cáo truyền thống và tiếp thị trực tiếp. Đó là sự kết hợp giữa cung cấp nhãn hiệu, cung cấp thông tin và trao đổi buôn bán ở cùng một nơi.
Các hình thức quảng cáo trên Internet
Trên đây VICO đã tổng hợp một số nội dung liên quan đến thương mại điện tử và các lợi ích của nó. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế một website thương mại điện tử, bán hàng trên internet, ứng dụng chuyển đổi số, LIÊN HỆ NGAY với Vicogroup theo số hotline: 098 44 777 00 - 0912 677 731 để được tư vấn nhanh nhất.
Đọc thêm:
Tạo sự bứt phá cho thương mại điện tử ở Việt Nam
Những đóng góp vượt bậc của của 3D view với thương mại điện tử năm 2017