Chắc hẳn chúng ta đã nghe nhiều về khái niệm “Digital Marketing”, nhưng lại thực sự chưa hiểu rõ về nó. Vậy Digital Marketing là gì?
Digital: kỹ thuật số, Marketing: tiếp thị. Vậy Digital Marketing chính là tiếp thị kỹ thuật số.
Đọc thêm: 5 quan niệm sai lầm về Digital Marketing
Nói đầy đủ theo cách Việt hoá thì Digital Marketing là tiếp cận khách hàng thông qua các phương tiện hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số, bao gồm cả trên môi trường Internet và không Internet.
Ví dụ: Mobile Marketing (SMS, App,….); quảng cáo trên tivi, radio; bảng led trong trung tâm mua sắm, ngoài trời; VR Marketing (tiếp thị thông qua thiết bị thực tế ảo); Online Marketing (tiếp thị trên môi trường Internet nói chung).
Người ta hay nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ “Digital Marketing” và “Online Marketing”, nhưng thực chất Marketing Online chỉ là một phần của Digital Marketing.
Ngoài ra, VICO muốn đề cập thêm đến một thuật ngữ liên quan đến Digital Marketing đó chính là “Marketing 4.0”. Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 đã kéo theo bước tiến mới trong hoạt động Marketing khi dùng công nghệ số để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Khi nhắc đến Marketing 4.0 phải kể đến 4 công nghệ số này (ứng dụng được trong cả Marketing Online và Offline):
Internet of Things (vạn vật kết nối)
Cloud (điện toán đám mây)
Big Data (dữ liệu lớn)
AI (trí tuệ nhân tạo)
Đọc thêm: Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?
Digital Marketing được phân chia thành hai loại: Offline và Online.
Offline hay còn gọi là trực tiếp. Digital Marketing trong môi trường offline là những hình thức quảng cáo kỹ thuật số nhưng không cần kết nối Internet.
Chúng ta đã rất quen thuộc với các hình thức quảng cáo kỹ thuật số không cần khách hàng kết nối internet như quảng cáo truyền hình, SMS, trên các bảng điện, màn hình led trong thang máy, trung tâm mua sắm, màn hình lớn ngoài trời,… Chúng vẫn tồn tại hằng ngày, và bạn cũng được thường xuyên nhìn thấy chúng. Đây là một hình thức marketing khá phổ biến bởi tại các đô thị, thành phố lớn thì lượng chung cư, trung tâm thương mại khá nhiều, do đó mức độ tiếp cận tới khách hàng cũng sẽ tốt hơn.
Đây là một mảng mở ra nhiều công cụ tiếp thị trực tuyến đặc thù mà hầu hết chúng ta thường xuyên sử dụng như:
Website: Khi nói đến Marketing Online, không thể không nói đến website. Đây là một trong những nền tảng quan trọng nhất khi mỗi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động marketing online của mình. Website được ví như một “văn phòng thứ hai” của doanh nghiệp, ở đó, khách hàng có thể tìm hiểu về doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi mà không cần phải đến đúng địa chỉ công ty. Website cũng chính là tài sản riêng của doanh nghiệp, do chính doanh nghiệp sở hữu và có thể tạo ra lợi nhuận từ đó (đối với các website bán hàng), chứ không nhất thiết phải phụ thuộc vào bên thứ ba (ví dụ như Facebook).
Mạng xã hội (Fanpage Facebook, Instagram, Zalo,…): đây cũng là một trong những nền tảng quan trọng khi các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động marketing online, đây cũng là nơi tương tác với khách hàng ngoài webiste và hotline của doanh nghiệp.
Các dạng quảng cáo: Facebook Ads, Google Ads, Zalo Ads, quảng cáo trong các mobile app,…
Display Ads: quảng cáo hiển thị trên một trang web (bạn trả tiền cho một website khác để được đăng banner quảng cáo của mình, hoặc bạn thực hiện quảng cáo trên Youtube).
SEO: là “trợ lý” đắc lực giúp website phát triển mạnh, là “thỏi nam châm” hút khách vào website một cách tự nguyện và đẩy uy tín thương hiệu lên cao khi phối hợp khéo léo với Content Marketing.
Email Marketing: tiếp thị thông qua email. Đây là một trong các hình thức Marketing Online mang tính cá nhân cực cao vì bạn có thể tiếp cận riêng đến từng khách hàng. Ngoài những quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, kênh email còn được dùng để chúc mừng khách hàng những dịp đặc biệt, cung cấp những thông tin hữu ích, gửi các chương trình dành riêng cho khách hàng VIP nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng. Cách tiếp thị này hiện nay rất phổ biến và cũng là một trong những cách tăng độ nhận diện của doanh nghiệp với khách hàng.
Các công cụ Digital Marketing trong môi trường online có thể tạo thành một “hệ sinh thái online mạnh mẽ” được tạo ra bởi quyền năng của các đường link, giúp người dùng có thể (và được thúc đẩy) di chuyển dễ dàng trong “hệ sinh thái online” của doanh nghiệp.
Ví dụ: Bạn thực hiện SEO cho website của mình, thông qua tìm kiếm trên Google khách hàng truy cập vào đường link website được giới thiệu trên Top kết quả tìm kiếm. Vào website của bạn, khách hàng cảm thấy thích thú với các nội dung trên đó, họ đăng ký nhận thông báo các bài viết mới qua email. Như vậy, khi email thông báo bạn có nội dung mới, khách hàng sẽ truy cập vào bài viết trên website thông qua đường link được gắn trên email.
Đồng thời, website của bạn cũng giới thiệu trang fanpage, họ nhấn nút “like” để dễ theo dõi bạn trên mạng xã hội. Bạn chạy một chiến dịch quảng cáo Facebook kêu gọi khách hàng tham gia một hội thảo do bạn tổ chức. Thông tin chi tiết được viết trên một landing-page của website. Bạn đặt link trong quảng cáo, khách hàng có thể di chuyển từ Facebook vào website của bạn để đọc thông tin chương trình và đăng kí tham dự.
Tương tự, link có thể cũng được đặt trong các bài viết PR trên báo điện tử hoặc những nơi khác dẫn về website. Cứ như thế, các công cụ Digital Marketing trực tuyến sẽ phát huy vai trò của mình một cách mạnh mẽ trong “hệ sinh thái online” của doanh nghiệp.
Đọc thêm:
5 công cụ và kỹ thuật Digital Marketing xuất sắc nhất
Những ưu điểm, nhược điểm của Marketing Online
Những năm 2000, Digital Marketing được biết đến rộng rãi hơn nhờ vào sự phát triển của thương mại điện tử, bắt đầu với các công ty lớn như Amazon, Alibaba,…
Tới thời điểm hiện tại, bạn biết đó, tất cả chúng ta đang sử dụng rất nhiều thiết bị điện tử (tivi, điện thoại, máy tính,…) liên tục mỗi ngày. Cùng với sự phát triển vượt bậc về công nghệ với khối lượng lớn dữ liệu phát sinh liên tục được lưu trữ và xử lý. Tất cả chúng ta đều bị chi phối bởi “Digital”. Mức độ ảnh hưởng của Digital càng lớn tới đời sống con người thì nó cũng càng quan trọng đối với dân làm Marketing!
Đặc biệt, nhờ khả năng kết nối của internet đến hầu hết các thiết bị mà Marketing Online và Marketing 4.0 được chú trọng hơn hết. Đây là cơ hội để thúc đẩy phát triển thương hiệu cho vô vàn sản phẩm.
Mặc dù vậy, VICO vẫn muốn nhấn mạnh với bạn rằng: Các kế hoạch triển khai Marketing Online vẫn phải nằm trong kế hoạch Digital Marketing, tức là ứng dụng kỹ thuật số để “mix” các hoạt động tiếp thị Online và Offline.
Đọc thêm:
290 thống kê, số liệu và xu hướng Digital marketing của năm 2019 từ Hubspot
Top 4 xu hướng Digital Marketing 2022 không nên bỏ qua
Hãy xem Digital Marketing là một công cụ mạnh mẽ của tiếp thị, cộng tác vào cùng các công cụ truyền thông khác nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn hoạt động tiếp thị. Với cách nhìn như vậy, bạn sẽ thấy Digital Marketing Online và Offline (hay các hoạt động khác) là “từng bộ phận trong cùng một thân thể”. Chúng không tách rời mà cần được “mix” với nhau để tạo ra giá trị lớn nhất.