Một nội dung chưa được gọi là thành công khi chưa được index lên kết quả tìm kiếm của Google. Lượt traffic và backlink là những chỉ số quan trọng nhất mà 1 content cần mang lại. Làm sao để biết, đánh giá, đo lường những chỉ số này của content? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn 1 cách chi tiết cho bạn cách sử dụng những công cụ hỗ trợ đánh giá content.
Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí của Google hỗ trợ rất tốt cho việc đánh giá, viết bài content. Bạn có thể dễ dàng thêm tiện ích này trên thanh tìm kiếm của Google.
Đo lường thứ hạng trang web.
Kiểm tra số lượng bài viết đã được index.
Biết được số lượng backlink của website.
Ví dụ: Mức rank Alexa (xếp hạng quốc tế) của Vico Group là 336 nghìn và SEMrush là 9,9 triệu. Đây là 2 mức rank quan trọng nhất. Thứ hạng rank càng thấp (dưới 1 triệu) thì độ khó càng cao. Để xem thông tin của content thì bạn hãy chọn Page info.
Kéo xuống dưới để xem mật độ từ khóa và cụm từ khóa hoặc chuyển sang Density (mật độ từ khóa nên chiếm 1-3% toàn bài viết).
Xem đánh giá các nội dung chính hãy chuyển sang Diagnosis, nếu thấy có mục nào chưa được hãy chỉnh sửa sao cho tối ưu nhất.
Ngoài ra ta cũng có thể xem được các đường link nội bộ và các đường link đến nguồn ngoài website( Internal, External). SEO quake là một công cụ giúp chúng ta có thể tối ưu content sao cho đáp ứng được các yếu tố chuẩn SEO.
Đây là công cụ mà bất kì nhà quản trị website nào cũng nên cài đặt để tối ưu việc theo dõi, quản lý.
Bước 1: Để sử dụng công cụ này truy cập ngay analytics.google.com tiến hành tạo tài khoản bằng chính tài khoản Google
Bước 2: Thiết lập các thuộc tính (nên để tên thuộc tính là tên dự án của bạn để dễ ghi nhớ)
Bước 3: Điền thông tin doanh nghiệp.
Bước 4: Chọn luồng dữ liệu phân tích (thường là web) rồi tiến hành lấy mã code gắn vào đầu website.
Sau khi tiến hành cài đặt thành công chúng ta cần chờ từ 1 đến 2 ngày để công cụ bắt đầu thu thập, đánh giá các thông số.
Google Analytics sẽ thống kê số người dùng theo khoảng thời gian, cả thời gian khách hàng ở lại trang, từ đó biết được nội dung có giữ chân được khách hàng hay không. Biết được khách hàng có thói quen truy cập bằng thiết bị nào để tối ưu trang web trên thiết bị đấy nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Khám phá nhiều thông tin hơn nữa ở thanh tùy chọn phía bên trái.
Google Search Console cũng là công cụ hỗ trợ đo lường website hiệu quả.
Tuy nhiên ở bài viết này chúng ta chỉ quan tâm đến một chức năng duy nhất là kiểm tra bài viết đã index hay chưa. Khi viết content và đăng lên mọi người thường lầm tưởng như vậy là đã xong. Tuy nhiên nếu như content không được google index thì sẽ không được tìm thấy trên kết quả tìm kiếm.
Sử dụng chức năng kiểm tra mọi Url để kiểm tra bài viết của trang web đã index hay chưa, nếu chưa hãy bấm vào “khai báo” để con bọ của Google có thể đến và kiểm tra nội dung sớm.
Công cụ này cũng có khả năng check tiêu đề giống như SEO Quake tuy nhiên nó có một tính năng thêm là có thể check cả các tiêu đề phụ trong content.
Trên đây là hướng dẫn sử dụng những công cụ hỗ trợ rất hiệu quả trong quá trình viết content. Hãy ứng dụng vào công việc của mình để đạt được hiệu quả tốt hơn nhé. Chúc các bạn thành công!
Đọc thêm: