Các tổ chức nên dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư CNTT mỗi năm cho dịch vụ bảo mật

05/11/2019
(5/5) - 106 bình chọn.
Thông tin trên được đại diện VSEC đưa ra tại Hội nghị Bảo đảm ATTT trong Chuyển đổi số quốc gia và Chính phủ điện tử được tổ chức ngày 1/11.

Thông tin trên được đại diện VSEC đưa ra tại Hội nghị "Bảo đảm ATTT trong Chuyển đổi số quốc gia và Chính phủ điện tử" được tổ chức ngày 1/11.

Cụ thể, theo đại diện VSEC, các nguy cơ an ninh mạng bao gồm: tấn công website, email lừa đảo, mã độc Cryptojacking (mã độc khai thác tiền ảo), mã độc tấn công thiết bị di động và mã độc tấn công APT (tấn công có chủ đích). Các cuộc tấn công này sẽ gây ra những tổn thất cho tổ chức, doanh nghiệp như mất mát dữ liệu, tổn thất tài chính hay thậm chí còn ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, đại diện VSEC đã đưa ra các kiến nghị, cách thức phòng chống tấn công như việc tổ chức định kỳ nâng cao nhận thức về bảo mật của đội ngũ nhân sự trong đơn vị, có thể mời các chuyên gia đào tạo để cập nhật, áp dụng tiêu chuẩn ATTT mới. Bên cạnh đó, các tổ chức cần định kỳ nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ kỹ thuật, nhất là đội ngũ bảo mật. "Bởi vì, chúng tôi thấy rằng nhiều doanh nghiệp CNTT làm sản phẩm nhưng đội ngũ lập trình vẫn chưa đảm bảo ATTT ở mức cao nhất", đại diện VSEC nhấn mạnh.

Các tổ chức cũng cần sử dụng hạ tầng mạng của các đơn vị cung cấp uy tín để giảm thiểu rủi ro về ATTT, cần có danh mục xem các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn hay chưa cũng như thường xuyên rà soát lỗ hổng định kỳ mỗi năm 1 lần hoặc 2 lần.

Ngoài ra, các đơn vị cũng cần áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật của thế giới như ISO 27001 hay tối thiểu là PCI DSS cho hệ thống của mình. "Cuối cùng các tổ chức nên dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư cho CNTT hàng năm cho dịch vụ bảo mật", đại diện VSEC kết luận.

Theo đại diện VSEC, các tổ chức nên dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư cho CNTT hàng năm cho dịch vụ bảo mật để giảm thiểu tổn thất khi bị tấn công mạng. 

Cũng tại Hội nghị, ông Ngô Quốc Vinh, chuyên gia bảo mật của VNCS đã điểm lại tình hình ATTT trên thế giới và khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC). Theo đó, ông Vinh khẳng định, 77% các doanh nghiệp, tổ chức bị ít nhất 1 cuộc tấn công an ninh mạng thành công trong năm 2018 và 2.100 tỷ USD là tổng thiệt hại ước tính của tội phạm mạng năm 2019, chiếm 2,4% trong 88.000 tỷ USD GDP toàn cầu.

Cũng theo ông Vinh, nếu so sánh tỷ lệ Dwell time (thời gian từ lúc hacker xâm nhập cho đến khi bị phát hiện), khu vực APAC đang ở mức tương đối cao so với trung bình toàn cầu. Cụ thể, trong năm 2018, Dwell time khu vực APAC là 204 ngày, cao hơn 2,5 lần so với con số trung bình của thế giới  (78 ngày). Chưa dừng lại ở đó, năm 2018, tỷ lệ tấn công lần 2 của khu vực APAC cũng tương đối cao (78%), so với mức trung bình của toàn thế giới (64%). "Mức độ nhận thức và đầu tư ATTT của khu vực APAC còn thấp so với toàn cầu và để thay đổi cán cân, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn cho ATTT", ông Vinh nói.

Khu vực APAC có tỷ lệ Dwell time và tỷ lệ tấn công cao nhất so với các khu vực khác nhưng đáng chú ý là Việt Nam còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong khu vực này khi chỉ có 1% trong tổng dung lượng thị trường của thiết bị, 0,1% trong tổng dung lượng thị trường về dịch vụ với ít hơn 5% doanh thu đến từ dịch vụ ATTT. "Mức đầu tư cho ATTT của Việt Nam đang rất thấp, năm 2017 chỉ chiếm 0,04% GDP, trong khi con số trung bình của thế giới là 0,13%, trung bình của ASEAN là 0,06%", ông Vinh nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ Hội nghị, VSEC đã giới thiệu chương trình đánh giá website miễn phí để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể rà soát phát hiện các lỗ hổng tiềm ẩn, đưa ra các cảnh báo về nguy cơ tấn công cũng như đề xuất giải pháp, hướng dẫn những kỹ năng ATTT cần thiết để bảo mật, bảo vệ các trang web dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Theo ICT News

Tin liên quan:

VIỆT NAM THĂNG HẠNG VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC LƠ LÀ, CHỦ QUAN

NHỮNG LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN GIỮ AN TOÀN VÀ BẢO MẬT TRỰC TUYẾN TỪ GOOGLE


Bài viết liên quan
Những điều cần biết trước khi quét mã QR
Những điều cần biết trước khi quét mã QR
Công nghệ mã QR đã tồn tại nhiều năm, nhưng đặc biệt trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Mã QR mang lại nhiều ưu điểm, bao gồm khả năng truy cập thực đơn nhà hàng mà không cần giấy, tiện lợi trong thanh toán không tiếp xúc và dễ chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, việc sử dụng mã QR cũng mở ra nhiều vấn đề liên quan đến an ninh thông tin cá nhân.
0918585505
Thời gian tiếp nhận:
9:00~18:00 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu