11+ Dấu hiệu cho thấy quảng cáo của bạn không hiệu quả

04/10/2021
(5/5) - 139 bình chọn.
Bất kỳ một nhà quảng cáo nào với vào “nghề” cũng tự đặt ra câu hỏi rằng liệu chiến dịch quảng cáo này của mình có đang hiệu quả không.

Tuy nhiên, tính hiệu quả của chiến dịch lại phụ thuộc nhiều vào cảm tính, chứ không được nhìn nhận dưới các chỉ số. Hiệu quả của quảng cáo bị thấp hơn rất nhiều so với công sức bỏ ra. Vì vậy, để đánh giá một chiến dịch, hãy phân tích chỉ số. Để có một chiến dịch quảng cáo thành công bắt buộc bạn cần có một chiến lược, kế hoạch cụ thể. Dưới đây là những lỗi cơ bản dẫn tới quảng cáo không hiệu quả

Chiến lược mục tiêu quảng cáo không cụ thể

Bất cứ một chiến dịch truyền thông nào cũng cần một kế hoạch cụ thể, điều chỉnh chiến dịch thường xuyên cho phù hợp. Google Ads đơn giản chỉ là một công cụ đem bạn đến với khách hàng. Để công cụ này được sử dụng hiệu quả buộc bạn phải có kiến thức, kinh nghiệm thực chiến Marketing.

11+ Dấu hiệu cho thấy quảng cáo của bạn không hiệu quả

Mô hình AIDA trở thành mô hình “huyền thoại” rất khó bị thay thế trong Marketing Online. Từ mô hình này sẽ đưa ra nhìn nhận tính hiệu quả của các nhà quảng cáo. Awareness (nhận thức)- Interest (thú vị)- Desire ( Ham muốn)- Action ( Hành động). Khác với quảng cáo hiển thị Facebook, quảng cáo Google là hiển thị sản phẩm của bạn đến với người dùng đang cần sản phẩm đó. Nội dung bài viết, chuyên mục, website sẽ khiến người dùng quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn hay không. 

Vì vậy, mỗi truy vấn tìm kiếm của người dùng thì bạn phải có một chiến lược mục tiêu cụ thể. Bạn cần xác định chính xác đâu là khách hàng tìm hiểu, đâu là khách hàng mục tiêu.

Ví dụ:

Người dùng đang có nhu cầu mua điện thoại, nhưng chưa biết mua điện thoại nào. Thì từ khóa “iphone” sẽ được khách hàng tìm kiếm. Đây chỉ là từ khóa khách hàng tìm hiểu về sản phẩm. Vậy xếp hạng từ khóa vào nhóm A (Awareness). Từ khóa dạng này có volume search rất lớn, nhưng khó bán được. Vậy, nếu ngân sách lớn thì mục tiêu của chiến dịch với từ khóa này là kéo traffic vào website, làm thương hiệu. Nếu ngân sách nhỏ thì bỏ qua.

Người dùng sau khi tìm hiểu về Iphone, họ thích, họ quyết định sử dụng điện thoại Iphone. Người dùng đang muốn mua và search “điện thoại Iphone 8 Plus”. Mục tiêu của người dùng đã cụ thể hơn. Vậy mục tiêu chiến dịch không còn là tăng traffic nữa mà là bán được sản phẩm. Từ khóa càng cụ thể chứng tỏ người dùng đang quan tâm rất cao, ví dụ như từ khóa “điện thoại Iphone 8plus likenew tại Hà Nội”. 

Như vậy, mục tiêu, chiến lược quảng cáo cụ thể sẽ dẫn tới những hiệu quả khác nhau. Chiến lược càng chi tiết, hiệu quả chiến dịch càng cao. Nhờ có chiến lược, nghiên cứu người dùng, điều chỉnh chiến dịch phù hợp sẽ giúp bạn giảm lãng phí ngân sách, đẩy mạnh hiệu quả.

Chiến dịch quảng cáo không được cập nhật

Mỗi ngày có khoảng 6 tỷ truy vấn được người dùng tìm kiếm. Trong số đó có khoảng 1,2 tỷ truy vấn tìm kiếm mới. Bởi vậy, cho dù bạn nghiên cứu, phân nhóm từ khóa kỹ lưỡng thế nào thì vẫn có những truy vấn tìm kiếm mới. Chính những từ khóa này sẽ khiến ngân sách của bạn bị “đốt” vô ích.

Bởi vậy, chiến dịch quảng cáo cần được kiểm tra, cập nhật hằng ngày để loại bỏ đi những từ khóa phủ định tiêu tốn không nhỏ ngân sách mà không đem đến khách hàng. Đồng thời, kiểm tra chiến dịch thường xuyên sẽ giúp bạn đánh giá được điểm chất lượng, giá thầu quảng cáo, khu vực địa lý, thời gian người dùng truy cập,… Từ đó đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp.

Tỷ lệ CTR thấp

Tỷ lệ CTR – Click To Rate là tỷ lệ người dùng click vào quảng cáo trên số lượt hiển thị quảng cáo. Tỷ lệ CTR thấp chứng tỏ quảng cáo của bạn đang không hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu do:

  • Tiêu đề không hấp dẫn, nội dung mỏng
  • Không sử dụng nhiều mẫu quảng cáo khác nhau
  • Truy vấn tìm kiếm không liên quan đến tiêu đề
  • Tỷ lệ thoát trang cao
  • Giá thầu quá thấp

11+ Dấu hiệu cho thấy quảng cáo của bạn không hiệu quả

Ở lĩnh vực nào thì tỷ lệ CTR càng cao càng tốt. Nhưng cao là bao nhiêu thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy thuộc vào chiến lược sẽ đặt vị trí quảng cáo trên Top 4 đầu trang hay Top 4 cuối trang, đặt trang 1 hay trang 2, lĩnh vực đang kinh doanh, giá thầu bỏ ra… mà sẽ có tỷ lệ CTR khác nhau. 

Điểm chất lượng thấp

Điểm chất lượng trong quảng cáo được Google đưa ra để dựa vào đó đề xuất mức giá thầu cho vị trí xếp hạng quảng cáo. Điểm chất lượng thấp, bạn lại muốn hiển thị quảng cáo trong top 4 vị trí đầu, như vậy sẽ khiến giá thầu quảng cáo bị đẩy lên cao. Điểm chất lượng thấp khi điểm chất lượng của bạn đang dưới 7. Bạn cần nhanh chóng điều chỉnh các mẫu quảng cáo phù hợp. Một vài yếu tố cần thay đổi:

  • Tiêu đề, mô tả quảng cáo hiển thị có hấp dẫn không?
  • Nội dung quảng cáo điều hướng tới website có thỏa mãn truy vấn người dùng không?
  • Tỷ lệ CTR có cao không?
  • Cấu trúc website, Onpage được tối ưu chưa?
  • Tốc độ tải trang có nhanh không?

Tài khoản quảng cáo không chuyên nghiệp

Tài khoản quảng cáo được coi là sợi dây kết nối giữa bạn với Google. Tài khoản quảng cáo tổ chức thiếu chuyên nghiệp sẽ khiến bạn khó kiểm soát các chiến dịch, gây hỗn loạn, chồng chéo các bộ từ khóa. Vấn đề đó tiêu tốn rất nhiều thời gian để tìm kiếm, sắp xếp nhóm quảng cáo. Đôi khi, do lộn xộn nên sẽ dẫn tới target nhầm tệp đối tượng của chiến dịch khác dẫn tới một chiến dịch fail toàn diện.

11+ Dấu hiệu cho thấy quảng cáo của bạn không hiệu quả

Bạn nên tổ chức tài khoản quảng cáo của mình một cách thông minh để dễ dàng quản lý. Mỗi chiến dịch nên đặt theo tên website, vị trí, loại hình. Các nhóm quảng cáo đặt tên theo target-website. Như vậy sẽ giúp không bị chồng chéo đối tượng, tránh lãng phí.

Nội dung quảng cáo mỏng

Tại sao người dùng lại phải mua sản phẩm của bạn trong khi mỗi truy vấn tìm kiếm của người dùng có hàng triệu kết quả. Bạn đã mất tiền để người dùng vào website của bạn. Chẳng có lý do gì lại để nội dung mỏng khiến người dùng thoát ra và tìm đến website khác cả. 

Quảng cáo hiệu quả buộc bạn phải có nội dung chất lượng. Nội dung bao gồm đầy đủ thông tin người dùng đang quan tâm về sản phẩm, dịch vụ. Những lợi ích, khuyến mại hấp dẫn, kèm theo lời kêu gọi hành động có sức hút luôn là yếu tố quan trọng chuyển đổi người dùng thành khách hàng.

Sử dụng một nhóm quảng cáo

Bạn cứ lên camp mà dựa vào hành vi người dùng và đưa ra target như vậy là đúng. Bạn thấy ra đơn và coi đó là target hiệu quả. Rồi cứ dồn ngân sách cho nhóm quảng cáo đó. Thật tiếc khi bạn đã bỏ qua một tính năng, kỹ thuật quan trọng trong quảng cáo là A/B testing.

Một nhóm quảng cáo hiệu quả là kết quả của quá trình A/B testing liên tục. Mỗi lần chỉ so sánh phân tách từng chỉ số, giữ nguyên các chỉ số còn lại. Rồi lựa chọn ra kết quả hiệu quả hơn, lựa chọn chỉ số đó. Cứ như vậy test A/B đến hết các khía cạnh. Từ đó bạn sẽ có một nhóm quảng cáo hiệu quả.

Tuy nhiên, vì các khía cạnh(content, địa điểm, thời gian, giá thầu, từ khóa, thiết bị truy cập,…) thay đổi liên tục nên cần test A/B liên tục để giữ cho nhóm quảng cáo luôn hiệu quả.

Không đo lường Conversion tracking

Bạn không thể biết chiến dịch quảng cáo của bạn có hiệu quả không nếu không đo lường các chỉ số chiến dịch. Rất nhiều người không biết khách hàng của họ đến từ nguồn nào. Những chỉ số được thống kê trên Google Ads chỉ cho thấy các chỉ số hành vi như tỷ lệ CTR, giá thầu, tỷ lệ hiển thị,… chứ không đưa ra khách hàng gọi cho mình đến từ bài quảng cáo nào.

11+ Dấu hiệu cho thấy quảng cáo của bạn không hiệu quả

Conversion Tracking sẽ giúp bạn điều đó. Công cụ này theo dõi mọi cử chỉ của khách hàng trên website. Công cụ này sẽ đưa ra những chỗ người dùng dừng lại lâu, bao nhiêu người gọi điện thoại, form đăng ký…đến từ nguồn nào.

Không sử dụng các từ khóa đối sánh

Google Ads cung cấp 3 hình thức đối sánh từ khóa hiển thị quảng cáo

1. Đối sánh rộng: quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị ở những từ khóa có chứa từ khóa đối sánh rộng đó. Ví dụ: từ khóa “ điện thoại Iphone 8Plus” thì những truy vấn tìm kiếm ” điện thoại“,”điện thoại Iphone“,”Iphone“,”Iphone 8Plus” cũng sẽ hiển thị quảng cáo của bạn. 

2. Đối sánh cụm từ: quảng cáo sẽ hiển thị ở những tìm kiếm có đủ các cụm từ từ khóa và phát triển thêm các cụm từ phụ. Ví dụ như “Iphone 8” thì quảng cáo sẽ hiển thị thêm ở những cụm tìm kiếm ” điện thoại Iphone 8“, “Iphone 8 Plus“, “điện thoại Iphone 8 Plus“.

3. Đối sánh chính xác: quảng cáo của bạn hiển thị đúng với từ khóa bạn quảng cáo. Ví dụ bạn chạy quảng cáo với từ khóa ” dịch vụ SEO tại Hà Nội” thì người dùng search đúng cụm từ khóa đó thì quảng cáo của bạn mới được hiển thị. Lựa chọn loại hình đối sánh nào phụ thuộc vào mục tiêu chiến dịch, ngân sách, ngành nghề cụ thể. Nhưng nếu bạn chỉ sử dụng một loại hình đối sánh thì rất khó đem lại hiệu quả mong muốn.

Chỉ sử dụng một mẫu quảng cáo

Google khuyến khích sử dụng tối thiểu 4 mẫu quảng cáo có nội dung khác nhau. Khi hiển thị quảng cáo, mẫu quảng cáo sẽ được xoay vòng. Từ đó, với những mẫu quảng cáo có tỷ lệ click cao, Google sẽ ưu tiên hiển thị hơn. Vậy nên, nếu bạn chỉ sử dụng một mẫu quảng cáo, người dùng không click nhiều dẫn tới tỷ lệ hiển thị giảm, làm hiệu quả chiến dịch quảng cáo bị ảnh hưởng nghiêm trọng

11+ Dấu hiệu cho thấy quảng cáo của bạn không hiệu quả

Không sử dụng Excision

Quá trình cài đặt tiện ích mở rộng có thể tốn nhiều thời gian nhưng bù lại những tiện ích này hoàn toàn miễn phí, giúp quảng cáo của bạn tiếp cận nhiều người hơn. Nhờ những tiện ích này bạn có thể thu thập được dữ liệu khách hàng, thực hiện các chiến dịch remarketing sau này.


Bài viết liên quan
0918585505
Thời gian tiếp nhận:
9:00~18:00 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu