Theo thống kê cho thấy trong những năm trở lại đây Google ngày một để ý và cho hiển thị nhiều các vị trí TOP 0 để cho thấy được tầm quan trọng và sự tiện lợi của chúng đối với người dùng. Vì thế dân SEO cũng ngày một chú ý nhiều hơn, các thuật ngữ như TOP 0 hay featured snippets dần trở nên phổ biến. Liệu bạn đã thực sự hiểu về xu hướng SEO này chưa? Thực chất TOP 0 hay featured snippets là gì? Có cách nào để SEO các vị trí này hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.
Featured snippets là là một đoạn trích nổi bật ngắn, có thể là đoạn văn hoặc dạng danh sách, bảng giá,… thường được xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. Nhằm mục đích đem tới những câu trả lời nhanh nhất, thuận tiện nhất và súc tích, ngắn gọn nhất tới cho người dùng khi họ tìm kiếm thông tin. Người dùng không cần phải click vào trang mà vẫn tìm được câu trả lời.
Vị trí TOP 0 không chỉ đem tới trải nghiệm hữu ích cho người dùng mà đây còn là cơ hội quý báu để các nhà cung cấp đem sản phẩm, dịch vụ tiếp cận đến người dùng một cách nhanh nhất. Đánh bại các đối thủ đang cạnh tranh trong trang 1 (Top 10), kể cả là đối thủ sừng sỏ ở TOP 1 khá dễ dàng. Theo HubSpot cho thấy thì các nội dung featured snippets sẽ thu hút người dùng tương tác gấp 3 lần so với các vị trí còn lại. Đồng nghĩa với việc nâng cao đáng kể tỷ lệ chuyển đổi, tăng lưu lượng truy cập vượt trội từ các vị trí TOP 0 này.
Ví dụ: Bạn search từ khóa “bể cá rồng bị đục nước” ngay lập tức bạn sẽ thấy một đoạn trích nổi bật xuất hiện đầu tiên, đây chính là featured snippets hay TOP 0.
Lưu ý:
Đối với những dân SEO thì SEMrush luôn là một trong những công cụ phân tích hoàn hảo. Và tất nhiên chúng cũng có chức năng tìm kiếm các featured snippets. Việc của bạn là sử dụng SEMrush để tìm được các nội dung mà đối thủ đang được google xếp hạng ở TOP 0. Bạn vào SEMrush nhập tên miền cần phân tích vào xong bấm “nghiên cứu không trả tiền” (dùng miễn phí 7 ngày). Để ý ban phải trang phía dưới bấm vào “featured snippets”. Khi đã có những nội dung của đối thủ được xếp hạng TOP 0 trong tay việc tiếp theo của bạn đó chính là tối ưu lại các nội dung và chủ đề liên quan hoặc có thể viết bài mới nếu web bạn chưa có những nội dung tương tự thế.
Việc này khó hơn chút so với việc sử dụng phần mềm hỗ trợ, đó chính là bạn phải đặt chính bản thân vào vị trí của khách hàng. Luôn suy nghĩ trong đầu nếu mình là khách hàng thì sẽ tìm kiếm những câu trả lời cho kiểu câu hỏi hay nội dung nào? Để từ đó tìm kiếm những câu trả lời ngay trên công cụ tìm kiếm google để tìm các featured snippets.
Ví dụ: Bạn đặt mình vào vị trí một khách hàng mới biết đến loại sơn epoxy, họ có thể còn khá lơ mơ về định nghĩa hoặc không có chút thông tin, kiến thức gì về sơn epoxy. Từ khóa họ tìm kiếm có thể là “sơn epoxy là gì”
Đối với trường hợp này chúng ta có một featured snippets dạng đoạn văn ngắn. Bạn có thể đa dạng kiểu hỏi khác nhau để tìm kiếm trực tiếp trên google, từ đó mang về để tham khảo và tối ưu theo. Với một lĩnh vực sẽ có vô vàn các dạng câu hỏi khác nhau mà khách hàng có thể đặt ra để tìm kiếm câu trả lời trên google. Hãy luôn đặt mình ở vị trí khách hàng, từ đó bạn sẽ tìm được cả một mớ featured snippets cùng lĩnh vực đã được google xếp hạng.
Theo thống kê từ google thì có tới 70% các featured snippets được google xếp hạng nhằm giải đáp cho các dạng câu hỏi của người dùng. Những kiểu câu hỏi đi kèm lĩnh vực dạng:
Bạn có thể dựa vào các dạng truy vấn này để áp dụng vào lĩnh vực bạn đang kinh doanh để làm tiền đề cho việc nghiên cứu và tối ưu các nội dung cho web.
Có rất nhiều dạng từ khóa mà google thường uy tiên cho xếp hạng kiểu featured snippets. Bạn cần phải có trong tay một vài các công cụ hỗ trợ việc đánh giá hành vi và mục đích truy vấn của khách hàng, nhằm tối ưu tốt nhất các bộ từ khóa để thực hiện chiến dịch SEO cho hiệu quả.
Trong đó phải kể đến Serpstat, một trong những tiện ích tôi rất hay sử dụng mỗi khi nghiên cứu từ khóa đang được xếp hạng có tỷ lệ lên TOP 0 dễ nhất. Bạn chỉ cần nhập tên miền hay liên kết hoặc từ khóa rồi chọn search để kiểm tra xem liệu các kết quả này đã từng được google xếp hạng featured snippets hay chưa.
Trong trường hợp bạn đã có những nội dung nằm trong top, bạn cũng có thể kiểm tra các từ khóa đó đã được google sếp hạng featured snippets hay không. Để tối ưu sao cho sát nhất với những câu hỏi hay thói quen truy vấn của người dùng, nhằm nâng cao khả năng xuất hiện ở TOP 0.
Chú ý: Việc một đoạn nội dung ngắn trả lời được cho nhiều các dạng và nội dung câu hỏi cũng là một điểm rất quan trọng để google đánh giá và xếp hạng.
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực SEO, chúng tôi thấy yếu tố về số từ cũng là một yếu tố quan trọng để google xếp hạng featured snippets. Nội dung đoạn trích dẫn cần ngắn gọn, xúc tích, phân chia rõ ràng các đoạn, tránh trường hợp để các nội dung liền tù tì nhau. Gây khó khăn trong việc google phân tích đánh giá và trích đoạn nội dung nổi bật để xếp hạng.
Thường thì các featured snippets có số từ chỉ rơi vào khoảng 40 – 50 từ trở xuống, còn từ 65 từ trở nên thì rất ít hoặc không được xếp hạng. Bạn có thể tham khảo bảng thống kê sau đây của SEMrush, số lượng từ và tỷ lệ được xếp hạng hiện nay trên google.
Để nâng cao tỷ lệ được xếp hạng TOP 0 thì bạn cần định dạng được nội dung sao cho thuận tiện nhất để google quét bằng cách chia nhỏ các nội dung thành từng phần, từng đoạn. Với tôi thì luôn thích sử dụng các thẻ như H2 và H3 để phân chia bố cục thành từng phần, tiêu đề chính và tiêu đề phụ, có kích thước từ lớn đến nhỏ, thân thiện với người đọc và cả thuật toán của google.
Google luôn thích những tiêu đề chính có chứa nhiều các tiêu đề phụ hoặc các dạng thứ tự theo thời gian như bước 1, bước 2, quy tắc 1, quy tắc 2, cách 1, cách 2,… Một mẹo nhỏ khá hữu hiệu nữa đó là thi thoảng bạn nên cho thêm các tài nguyên, nội dung từ các trang uy tín khác như wiki.
Người dùng luôn thích thú và bị lôi cuốn bởi các hình ảnh, video sắc nét, đẹp mắt, chất lượng cao và google thừa hiểu điều này. Chính vì thế các nội dung có chứa video, hình ảnh chất lượng luôn được google ưu ái và tăng tỷ lệ xếp hạng featured snippets. Nếu bạn lo sợ vì phải tải lên số lượng ảnh nhiều dẫn đến tình trạng sau này web bị load chậm ảnh hưởng đến SEO thì trước khi up ảnh lên bài bạn nên giảm dung lượng xuống. Tôi hay giảm dung lượng ảnh thông qua trang web: https://tinypng.com/ , bởi ảnh ở đây khi được giảm dung lượng vẫn giữ nguyên được độ sắc nét vốn có, chất lượng ảnh rất ít khi bị ảnh hưởng.
Còn đối với video thì ngoài việc chất lượng cao, sắc nét, nội dung hấp dẫn thì cũng cần lưu ý đến trường hợp dung lượng có phù hợp với bộ lưu trữ của trang web hay không. Tránh quá tải dẫn đến việc làm chậm web, ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm người dùng và việc SEO.
Càng ngày các vị trí TOP 0 hay featured snippets càng được google cho hiển thị nhiều. Điều này nói lên được sự quan tâm đặc biệt của google đối với vấn đề này trong hiện tại và tương lai. Hiểu cách khác thì các featured snippets dần sẽ thống trị các lượt truy vấn tìm kiếm. Với mỗi một vị trí TOP 0 bạn kiếm được đồng nghĩa với việc trang web của bạn đang ở vị trí cao nhất, nổi bật nhất và có tỷ lệ tiếp cận được khách hàng lớn nhất mà không phải bỏ bất kỳ một đồng quảng cáo nào cho google.
Bài toán tăng tỷ lệ chuyển đổi, thu hút lượng lớn truy cập và đánh bại đối thủ một cách nhanh chóng, dễ dàng đều được giải quyết bằng các featured snippets. Hãy nhớ trước tiên cần phân tích đối thủ bằng cách công cụ hỗ trợ như SEMrush hoặc google, lên ý tưởng nội dung, bắt tay vào tối ưu, bó gọn từ 40 – 50 từ, trả lời ngắn gọn, súc tích các câu hỏi truy vấn của khách hàng và thêm hình ảnh, video chất lượng.
Bùm, vào một ngày đẹp trời bạn nhận được một đống các nội dung của trang web của mình được xếp hạng TOP 0 (featured snippets) và lượng truy cập tự nhiên, tỷ lệ chuyển đổi bỗng tăng đột biến, quả thực quá tuyệt vời phải không nào. Một giải pháp tuyệt vời như thế này tại sao không thử ngay nhỉ, biết đâu quả ngọt sẽ đến sớm với bạn.