Dưới đây là tin tốt cho bạn!
Có một số ý tưởng quảng bá thương hiệu và thúc đẩy lượng truy cập vào website với ngân sách tiết kiệm hơn. Hãy đọc hết 79 ý tưởng dưới đây, bạn sẽ thấy nhiều điều mình có thể áp dụng.
1. Tìm và chọn từ khóa trọng tâm phù hợp với mục tiêu website của bạn, lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm bạn đang cung cấp ra thị trường.
2. Tối ưu toàn bộ website của bạn đáp ứng tiêu chí Google thay vì chỉ tập trung vào một vài trang bán hàng. Hãy chú ý cả SEO on-page lẫn SEO on-site.
3. Nhớ đăng ký và chăm sóc định kỳ cho Google My Business.
4. Tìm các trang web Q&A (hỏi & đáp) và tìm kiếm các câu hỏi có liên quan mà bạn có thể giới theieuj nội dung trên website của bạn.
5. Tối ưu hóa các từ khóa liên quan với nội dung của bạn, đcặ biệt là các từ khóa dài thể hiện ý định cụ thể của người tìm kiếm.
6. Liên kết với các trang web dạng tin tức (báo điện tử) có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn.
7. Tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến trên các diễn đàn liên quan với lĩnh vực website của bạn đang cung cấp.
8. Tìm kiếm ý tưởng từ khóa và chủ đề viết bài bằng cách theo dõi Google Trends.
9. Viết tiêu đề “khó cưỡng” khiến người đọc phải click vào liên kết bài viết của bạn.
10. Xây dựng các internal link (ltạo liên kết giữa các trang trong website của bạn) để người dùng ở lại trên website của bạn lâu hơn, xem nhiều nội dung hơn.
11. Đảm bảo trang web của bạn được tối ưu trên thiết bị di động để tăng thứ hạng trên mobile.
12. Tối ưu hóa tìm kiếm địa phương cho trang web của bạn (SEO local).
13. Cân nhắc tiếp thị lại cho những người đã vào website của bạn bằng Google Ads, Facebook Ads trong khoảng thời gian ngắn để tăng truy cập và doanh số, đặc biệt là khoảng thời gian mới bắt đầu làm SEO.
14. Tối ưu hóa hình ảnh trên bài viết của bạn bằng thẻ ALT để tăng khả năng hình ảnh của bạn nằm trong Top kết quả khi người dùng tìm kiếm hình ảnh (Google Images).
15. Tối ưu hóa các thẻ mô tả và thẻ tiêu đề của bài viết để chúng dễ đọc và không bị cắt xén trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
16. Thêm địa chỉ công ty vào chân trang web của bạn để đảm bảo người tìm kiếm theo địa phương tìm thấy bạn.
17. Cải thiện tốc độ trang web của bạn.
18. Nếu bạn chưa có mục blog trên website, hãy xây dựng ngay từ bây giờ.
19. Tạo nội dung hữu ích, có giá trị và có thể chia sẻ. Đừng chỉ chăm chăm vào nội dung bán hàng.
20. Tạo các tài nguyên miễn phí và trả phí như case studies, báo cáo, kết quả khảo sát,…
21. Tìm kiếm cơ hội để các blogger nổi tiếng trong ngành giới thiệu website của bạn đến cộng đồng.
22. Tạo infographics có một loạt các số liệu thống kê ngành để tăng khả năng viral (tạo hiệu ứng lan truyền).
23. Bắt đầu với series nội dung được xuất bản theo định kỳ như “Bạn có biết?” hoặc “Tip of the day” nhằm tạo thói quen mong đợi bài viết tiếp theo và truy cập định kỳ vào website.
24. Cập nhật bài viết blog của bạn thường xuyên để tăng thứ hạng và lưu lượng truy cập.
25. Phỏng vấn các chuyên gia trong ngành và làm nổi bật câu chuyện trên blog hoặc kênh youtube của bạn.
26. Đầu tư vào nội dung video và tải video của bạn lên YouTube.
27. Tạo một bộ press kit (hay còn gọi là media kit) mà bạn có thể chia sẻ với những người có ảnh hưởng (influencers), bloggers, và thậm chí là các doanh nghiệp khác.
28. Tạo bình luận trên các blog khác có liên quan đến ngành của bạn.
29. Để tạo sự quan tâm đến thương hiệu của bạn, cung cấp một ebook dưới dạng tải xuống miễn phí cho người dùng đăng ký nhận bản tin của bạn.
30. Có sự kết hợp giữa nội dung có giá trị bền vững (Evergreen Content) và nội dung theo trend để tăng khả năng khám phá trang web của bạn, đặc biệt là trên các công cụ tìm kiếm.
31. Quảng bá nội dung trên website của bạn lên các kênh truyền thông xã hội mà khách hàng của bạn có mặt, đặc biệt là trên Fanpage Facebook của doanh nghiệp.
32. Tham gia thảo luận trên các Nhóm Facebook để tạo khả năng hiển thị.
33. Tổ chức các cuộc thi trên Facebook, Twitter và Instagram để hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.
34. Sử dụng Pinterest để tải lên hình ảnh chất lượng cao của sản phẩm
35. Liên kết các kênh truyền thông xã hội của bạn với nhau. Đảm bảo tất cả các trang / hồ sơ có một URL đến trang web của bạn.
36. Sử dụng tính năng Stories trên Facebook và Instagram để thu hút khách hàng của bạn và nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu.
37. Tạo một kênh YouTube chính thức. Sử dụng nó để chia sẻ video về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn.
38. Sử dụng quảng cáo Facebook, Twitter và Instagram trong thời gian ngắn để tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.
39. Để lại bình luận trên các trang truyền thông xã hội khác.
40. Tận dụng live stream trên Facebook và Instagram. Điều này sẽ cho bạn cơ hội thể hiện tính cách thương hiệu của bạn và khuyến khích người xem truy cập trang web.
41. Nếu bạn phục vụ thị trường B2B, hãy tăng cường hoạt động gấp đôi trên LinkedIn. Theo một báo cáo, 63% các nhà tiếp thị đánh giá LinkedIn là nền tảng truyền thông xã hội B2B hiệu quả nhất.
42. Sử dụng SlideShare để tạo trình chiếu chất lượng cao của riêng bạn. Tối ưu hóa trình chiếu của bạn cho các từ khóa và thêm URL trang web của bạn vào đầu hoặc cuối slide.
43. Tham gia vào các sự kiện và viết về trải nghiệm sự kiện trong bài blog của bạn.
44. Tìm kiếm cơ hội nói chuyện trước công chúng trong ngành của bạn.
45. Thêm mã QR vào tài liệu in ấn của bạn (ví dụ: danh thiếp, áp phích, post card, tờ rơi,…) để đưa mọi người đến trang web doanh nghiệp.
46. Hỗ trợ các tổ chức địa phương để đảm bảo cộng đồng của bạn biết thương hiệu và trang web của doanh nghiệp.
47. Gắn sticker và/hoặc decal trên xe ô tô cá nhân hoặc công ty của bạn để quảng bá trang web.
48. Nếu bạn có ngân sách, hãy trả tiền cho các vị trí quảng cáo địa phương trên báo, ghế dài, sự kiện thể thao,…
49. Đảm bảo URL trang web của bạn hiển thị trên hàng hóa của công ty.
50. Gửi thư trực tiếp và đặt URL của bạn trong nội dung thư.
51. Gắn URL trang web của bạn trên đồng phục công ty.
52. Thêm URL trang web của bạn vào bảng hiệu văn phòng.
53. Tham gia các sự kiện kết nối doanh nghiệp trong thành phố của bạn hoặc ngoài tiểu bang.
54. Hỗ trợ một tổ chức từ thiện địa phương bằng cách xây dựng một một hoạt động ý nghĩa hoặc quyên góp một phần tiền của bạn, đổi lại thương hiệu của bạn sẽ được đề cập trên website của tổ chức đó, hoặc sẽ xuất hiện trên bài báo địa phương.
55. Liên hệ với trạm tin tức địa phương để giới thiệu công ty của bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực ngành mà bạn đang hoạt động
56. Tham gia Tổ chức Thương mại địa phương hoặc các nhóm kinh doanh khác.
57. Theo một nghiên cứu, 57% người mua hàng được thúc đẩy bởi các phiếu giảm giá để mua hàng lần đầu tiên.
58. Cung cấp quà tặng miễn phí cho khách hàng tại cửa hàng và thêm tài liệu để quảng bá trang web của bạn.
59. Bắt đầu một chương trình khách hàng thân thiết yêu cầu người dùng điền vào biểu mẫu trên trang web của bạn.
60. Cung cấp các ưu đãi có thể được đổi trên trang web của bạn sau khi người mua hàng thực hiện mua hàng tại cửa hàng.
61. Bắt đầu một mạng giới thiệu và khuyến khích người dùng giới thiệu trang web của bạn với bạn bè của họ để nhận được khuyến mãi.
62. Gửi thẻ cảm ơn hoặc email cho khách hàng trong cửa hàng của bạn, trong đó đặt URL đến trang web của bạn.
63. Tận dụng ưu đãi theo mùa (ví dụ: Giáng sinh, Lễ Tạ ơn, Halloween,…) để tăng khả năng bạn được tìm thấy trong những dịp này.
64. Hãy nhớ quảng bá trang web của bạn trên tất cả các kênh trực tuyến bạn sở hữu – phương tiện truyền thông xã hội, bản tin, blog.
65. Tạo chữ ký email chính thức chứa địa chỉ trang web của bạn trong đó.
66. Đừng quên tiếp thị qua email. Bắt đầu một bản tin và khuyến khích đăng ký với ưu đãi và giảm giá.
67. Khuyến khích khách hàng để lại đánh giá trên các trang truyền thông xã hội và trang web của bạn.
68. Tận dụng nội dung do người dùng tạo thông qua các cuộc thi, các nội dung được đăng trên website của bạn.
69. Nếu trang web của bạn đã hoạt động được một thời gian, hãy xem xét thiết kế lại để tăng sự quan tâm của người xem.
70. Thêm các nút kết nối với mạng xã hội vào nội dung blog và trang đích (landing-page) của bạn để chia sẻ dễ dàng.
71. Khi tìm kiếm những người có ảnh hưởng, hãy tìm kiếm những người có liên quan đến thương hiệu của bạn và khách hàng mục tiêu của bạn đang theo dõi họ. Số lượng người theo dõi không phải là một số liệu đáng tin cậy.
72. Giáo dục khán giả của bạn thay vì bán cho họ.
73. Nói chuyện và lắng nghe khách hàng của bạn về những gì họ muốn từ thương hiệu của bạn. Sử dụng thông tin này để cải thiện sản phẩm và/hoặc tạo nội dung.
74. Hãy quảng bá cho trang web của bạn ở bất cứ nơi đâu mà bạn đến. Bạn chính là đại sứ lớn nhất cho website của mình.
75. Sử dụng lời kêu gọi mạnh mẽ trong các bài đăng trên mạng xã hội và các site vệ tinh để hướng khán giả vào trang web của bạn.
76. Đảm bảo trải nghiệm khách hàng trên website của bạn đều hoạt động tốt ở tất cả các thiết bị.
77. Hãy đảm bảo rằng các thành viên nội bộ trong doanh nghiệp của ban (dù không phải là Marketing) được khuyến khích tham gioa vào sự truyền bá về thương hiệu và trang web của doanh nghiệp.
78. Hãy chú ý đến những gì đối thủ của bạn đang làm trên website của họ và tìm cách để bạn độc đáo hơn.
79. Muốn tăng traffic website? Hãy kêu gọi từ những người bạn gặp hằng ngày (trên online và offline).
Hãy lựa chọn những ý tưởng phù hợp giúp tăng traffic cho website của bạn, đây là khởi đầu cho sự đầu tư vào website mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Nguồn: searchenginejournal.com