Khi chúng ta suy nghĩ về website đa ngôn ngữ, dịch nội dung thường là tư duy đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng ta. Ý nghĩ thứ hai là "Chúng ta cần một mô hình cơ sở dữ liệu mạnh mẽ và hiệu quả để lưu trữ nội dung dịch trên nhiều ngôn ngữ".
Ảnh minh họa
Giả sử chúng ta được yêu cầu thiết kế một mô hình dữ liệu cho một website thương mại điện tử đa ngôn ngữ. Chúng ta cần lưu trữ các trường văn bản như product_name và product_description bằng các ngôn ngữ khác nhau. Chúng ta cũng cần phải lưu trữ các trường văn bản trong các bảng khác, chẳng hạn như bảng customer bằng tất cả các ngôn ngữ này.
Để hiểu về việc làm thế nào để thiết kế mô hình dữ liệu đa ngôn ngữ, tôi sẽ đưa ra các cách tiếp cận và phân tích ưu nhược điểm của nó. Tất nhiên, cách tiếp cận phù hợp với ứng dụng của bạn sẽ dựa trên yêu cầu của riêng bạn.
Đây là cách tiếp cận đơn giản nhất về phát triển. Nó được thực hiện bằng cách thêm các cột ngôn ngữ cho từng trường trong bảng.
Ưu điểm
Nhược điểm
Trong cách tiếp cận này, một bảng riêng biệt được sử dụng để lưu trữ văn bản dịch; trong ví dụ bên dưới là bảng translation
Ảnh minh họa
Ưu điểm
Nhược điểm
Cách tiếp cận này có thể có một biến thể khác đó là tạo ra từng bảng translation cho từng bảng dữ liệu, ví dụ product_translation, customer_translation
Cách này khá giống với cách tiếp cận thứ hai, nhưng nó lưu trữ các giá trị cho bản dịch trong các hàng thay vì các cột.
Ưu điểm
Nhược điểm
Ảnh minh họa
Cách tiếp cận này cũng có thể có một biến thể khác để khắc phục nhược điểm thứ hai vừa nêu trên. Cách làm cũng giống như biến thể của cách tiếp cận 2 đó là tạo ra từng bảng translation cho từng bảng dữ liệu
Trong giải pháp này, các bảng cần dịch được chia thành hai bảng: một cho các trường cần dịch, và một cho các trường không cần dịch.
Ưu điểm
Đa ngôn ngữ cho website không chỉ là dịch nội dung đơn của bạn sang ngôn ngữ khác. Có những đặc tính văn hoá và chức năng cần được chú ý với mỗi quốc gia. Ví dụ: giá trị ngày được định dạng là 'MM/DD/YYYY' ở Bắc Mỹ, nhưng ở phần lớn Châu Á người ta thích dùng 'DD/MM/YYYY' hơn.
Ngoài ví dụ trên thì ta có thể lấy thêm ví dụ về việc hiển thị first name - last name (họ - tên) khi hiển thị tên người dùng, và vô vàn các trường hợp khác...
Đa ngôn ngữ cho website của bạn khi tiếp cận thị trường ở các quốc gia là cần thiết. Khi đa ngôn ngữ hóa ứng dụng website hãy nhìn một cách tổng thể, việc xây dựng đa ngôn ngữ không chỉ nằm ở việc đảm bảo hiệu suất và tính mở rộng của ứng dụng. Hãy làm cho ứng dụng của bạn có khả năng làm chủ các nền văn hoá địa phương, hành vi, và cả cách nghĩ cách sống của người dùng mà bạn hướng đến.
Ảnh minh họa
Ngày nay đối với các website lớn về thương mại điện tử, sản phẩm và dịch vụ lớn người ta có xu hướng xây dựng website riêng cho từng ngôn ngữ ở các quốc gia hướng đến nhằm tối ưu tốt hơn về hiệu suất cùng như trải nghiệm, điều mà rất nhiều ông lớn như Google, Amazon ... đã làm. Đa ngôn ngữ trên một website dường như chỉ phù hợp với những website mang tính thương hiệu giới thiệu chung về công ty, tập đoàn.
Các nội dung trình bày ở trên được tham khảo nhiều từ các hệ thống trên internet cùng quan điểm cá nhân. Nếu bạn có ý kiến khác hay bổ sung hay cho chúng tôi biết trong phần bình luận dưới bài viết nhé !